Căn bản về đầu tư vàng

Bài này mình dành cho các bạn hoàn toàn chưa biết gì về đầu tư vàng hay "chơi vàng" hay "chơi FOREX" nói chung. Những bạn muốn bắt đầu tìm một kênh đầu tư thu lời theo ngày, tuần hoặc tháng với một khoản vốn nhỏ và vừa, từ 200$ đến 10.000$ với mục tiêu lợi nhuận thấp và an toàn, khoảng 5%/tháng (tức 60%/năm, bằng 10x lãi suất ngân hàng).

Nếu đã chơi vàng trên 180 ngày trong đó ít nhất 2 tháng liên tiếp bạn có lời trên 5% thì bạn không cần đọc bài này. Nếu bạn xác định phong cách "chơi" vàng của mình là dựa vào các lệnh được sàn (hoặc sale của các sàn, các nhóm) đưa ra, thay vì học kỹ năng phân tích, đánh giá và ra quyết định chủ động (sẽ có rủi ro) thì bạn cũng không cần đọc bài này, thậm chí không cần xem trang web này!

Nếu bạn không có một khoản tiết kiệm tối thiểu 50$ từ thu nhập hàng tháng, bạn vẫn có thể tìm hiểu kiến thức nhưng không nên mở tài khoản thực để đầu tư (tài khoản demo thì bạn tạo 100 cái cũng được!)

Nếu bạn làm toán không giỏi, vd so sánh 1 x 100 và 0.5 x 200 có bằng nhau không?, hoặc (3025.84 - 3014.24) * 0.2 = ??? làm bạn thấy "rối" thì bạn sẽ phải làm quen với các phép tính này. Biểu thức vừa rồi là tính khoản tiền lời (hoặc lỗ) khi mua 0.2 đơn vị Gold ở mức giá 3025.84 và 3014.24 (nếu mua ở giá cao và bán ở giá thấp thì bạn đã có lời, 220$, ngược lại bạn lỗ 220$)

Thị trường vàng và biểu đồ nến

Thị trường vàng chia làm nhiều loại như Spot gold (vàng giao ngay) và Future gold (vàng giao trong tương lai). Mức giá trên mỗi thị trường là khác nhau, nhưng với NĐT nhưng bạn và mình, chúng ta dùng giá Spot gold.

Giá spot gold là đồng nhất nhưng bởi vì chúng ta không mua bán trực tiếp với nhau mà phải qua sàn giao dịch, mỗi sàn có một mức giá bid/ask (mua/bán) lệch nhau từ vài cent tời vài chụng cent. (1 cent = 0.01 USD)

Bạn không thể xem được giá của sàn nếu không có biểu đồ giá (lưu ý mình dùng "giá" chứ không phải "nến"). Biểu đồ giá (hay price chart) thể hiện giá thay đổi theo thời gian và giá hiện tại. Trên biểu đồ ta xem được giá hiện tại và giá quá khứ.

Để thể hiện giá trên chart, người ta dùng nhiều loại biểu đồ khác nhau như line, dot, bar, candle. NĐT chúng ta quen với loại candle hay candle chart hay còn gọi là "biểu đồ nến".

Biểu đồ nến thể hiện được 4 thông tin trên 1 cây nến, trong khi các loại biểu đồ khác thường chỉ có 1 thông tin. 4 thông tin này bao gồm:

  • Open (O): giá mở cửa của cây nến, vào giây số 0 của cây nến.
  • Close (C): giá đóng cửa, ví dụ cây nến 5 phút thì giá ở giây thứ 4 phút 59
  • High (H): giá cao nhất trong 5 phút
  • Low (L): giá thấp nhất trong 5 phút
  • Tổng hợp chúng ta có 1 bộ thông tin gọi là OHLC

Biểu đồ nến sẽ xét theo các khung thời gian, tạm hình dung là quãng đời của 1 cây nến. Thường sẽ có M1 = nến 1 phút, M5 = nến 5 phút, M15, M30, 1H = nến 1 giờ, 4H = nến 4 giờ, 1D = 1 ngày, 1W = 1 tuần, 1MN = 1 tháng.

Nến 1H và các đường cản R, S của vàng ngày 20 tháng 3, 2025 lúc 6:29pm.

Sàn, phí, và chênh lệch giá mua/bán

Để bắt đầu đầu tư, bạn cần chọn 1 sàn giao dịch. Tại VN, một số sàn uy tín bao gồm Exness, Xtb, ICMarket, FXCM, ...

Hình thức đầu tư mà sàn cung cấp là CFD (Contract for Difference). Mỗi lệnh mua/bán là một hợp đồng (contract). Theo loại hợp đồng này:

  • bạn không sở hữu vàng nếu đó là 1 lệnh Buy (Long)
  • bạn không cần có vàng để bán nếu đó là 1 lệnh Sell (Short)
  • sàn giao dịch cho bạn vay tiền theo tỉ lệ gọi là đòn bẩy (leverage) thường là 50x hoặc 200x, thậm chí 2000x. Cách thể hiện tỉ lệ đòn bẩy là 1:100 tương đương bạn sử dụng số tiền bằng 100x lần số tiền bạn thực sự bỏ ra từ tài khoản.
  • tùy theo tỉ lệ đòn bẩy, bạn sẽ lời hoặc lỗ 50x hoặc 200x thậm chí 2000x so với thực tế số vốn bỏ ra. Lưu ý: đòn bẩy là công cụ con dao hai lưỡi cực kỳ nguy hiểm đối với nhà đầu tư non kinh nghiệm. Bạn nên đặt mức giới hạn tối đa là 200x hay 1:200
  • Số lượng ounce (oz) mà bạn mua/bán trên hợp đồng được thể hiện bằng đơn vị "lot". 1 lot = 100oz hay 0.01 lot = 1oz. Khi bạn mua 0.01 lot và vàng tăng giá 1$/oz thì bạn lời 1$ (trước khi trừ các phí giao dịch với sàn)

Cũng giống như việc niêm yết giá mua/bán ở các tiệm vàng, 2 mức giá này thường khác nhau, vd: giá mua là 3024.56 thì giá bán có thể là 3024.70 (cao hơn 0.14$/oz). Sự chênh lệch này phải có để cho sàn giao dịch có thu nhập. Các sàn niêm yết mức này vời loại phí gọi là Spread fee.

Ngoài Spread fee, một sàn thường có thêm phí môi giới mua bán, hay có thể gọi là phí để sàn đi mua/bán vàng với các sàn cấp cao hơn. Đây gọi là Commission fee có thể ở mức 4$ - 10$/lot (100oz).

Như vậy, giả sử bạn giao dịch ở 0.01 lot, chi phí giao dịch bạn sẽ bị trừ là (spread fee + commission fee) * 0.01. Nếu bạn lời 10$, bạn sẽ trự phí giao dịch để có số tiền lời thực tế. Nếu bạn lỗ 10$, bạn phải hiểu rằng thực tế bạn lỗ 10$ và lỗ thêm phí giao dịch, tức khoảng 10.05$ chẳng hạn.

Cẩn thận với sàn lừa đảo

Ở VN, việc các nhóm lừa đảo lập sàn ảo để dụ dỗ, chiếm đoạt tiền mồ hôi nước mắt của người nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu hiểu biết là rất rất nhiều. Đây là việc các bạn cần kiểm tra (nếu liều chết chọn các sàn không thuộc nhóm được các website đánh giá như mình đã nêu trên):

  1. Sàn không thu Commission fee: Chắc chắn là lưa đảo bởi phí này được dùng để quản lý gom nhóm các hợp đồng CFD của nhiều người. Ví dụ 1000 người đặt lệnh mua, sàn phải đi đặt mua 10 lot = 1000oz vàng miếng trên thị trường. Không ai làm chùa việc này cho các bạn!
  2. Sàn không thu Commission fee cho tài khoản VIP: đây là chiêu dụ cụa sale, bạn cần mở tài khoản thực và nạp tiền khoảng 10.000$ để tiết kiệm 5-10$/lot giao dịch! Mình không bao giờ đưa 100$ cho ai trên mạng cả.
  3. Sàn không thu phí Swap fee: Exness là một sàn không thu phí Swap tùy loại tài khoản và mức giao dịch. Tuy nhiên, đề làm như Exness thì 1 sàn cần có lượng khách hàng đủ lớn và mức giao dịch trên mõi khách hàng ở mức volume nhất định.
  4. Sàn bị "lắc", "lác" mức giá nhưng chốt lệnh lại nhanh: thuật ngữ kỹ thuật hơn là "lag" (tiếng Anh) chỉ tốc độ hiện thị giá hay chốt lệnh giao dịch giữa thiết bị đầu cuối (bạn dùng điện thoại hoặc máy tính) với server (sàn). Nếu bị lag về giá chứng tỏ sàn phải đi lấy dữ liệu về giá từ các sàn cấp cao hơn, hoặc là sàn lừa đảo không được cấp phép đầu nối dữ liệu để lấy giá. Nếu giá đang lag nhưng bạn chốt lệnh lại nhanh thì lệnh của bạn chắc chắn không lên sàn mà chỉ là lệnh ảo, vô thưởng vô phạt.
  5. Sàn tặng quá nhiều tiền! Các sàn có thể có các đợt khuyến mãi 30 days, thậm chí 180 days để tặng 20% tới 50% tiền deposit (nạp vào tài khoản). Nhưng điều kiện của các sàn thực và đáng tin cậy đều rất khó khăn. Vd như Exness gần như không bao giờ khuyến mãi.
  6. Sàn giới hạn mức rút tiền tối thiểu về tài khoản ngân hàng: cơ bản trong nguyên tắc mua/bán 1 dịch vụ là người bán không được chiếm dụng vốn của người mua. Không có 1 sàn thực nào có limit số tiền tối thiểu, tức tài khoản của bạn phải ở trên 1 mức 20$, 50$ mới có thể rút ra khỏi sàn! Lưu ý: giao dịch chuyển tiền qua lại giữa 2 tài khoản thường vó limit số tiền tối thiểu/tối đa để kiểm soát hành vi rửa tiền

Số dư sổ sách (Balance) và số dư thực (Equity)

Đây là thuật ngữ khi bạn dùng các phần mềm giao dịch. Để dễ hiểu, hãy lấy ví dụ từ lúc bạn mới mở tài khoản và có 0$:

  1. Bạn nạp (deposit) vào tài khoản 1000$, khi đó balance = equity = 1000$
  2. Bạn đặt 1 lênh mua size = 1 lot. Lúc này lệnh mua thường phát sinh commission fee, vd 1 lot có fee 10$, balance = equity = 990$.
  3. Do giá vàng biến động tăng và bạn có lời, khi đó balance vẫn là 990$ nhưng equity của bạn sẽ thay đổi liên tục, vd 995$ lên 1001$ xuống 970$ tùy giá vàng tại thời điểm khác nhau

Tóm lại, Balance là số dư chưa đóng lệnh, còn Equity là số dư thực tế. Bạn không nên nhìn vào Balance khi đang giao dịch nhé.

Ngoài ra, thuật ngữ Drawdown thể hiện % số tiền lỗ bạn gánh tối đa trong 1 ngày khi so với Equity cao nhất trong ngày đó. Ví dụ, đầu ngày bạn có Equity là 1050$, một vài lệnh có lời giúp tài khoảng tăng lên 1100$ nhưng sau đó bạn có 1 lệnh lỗ tới 200$ là mức lỗ tối đa. Bạn không chốt lỗ mà nuôi lệnh và bắt đầu tiến về mức huề vốn, tức mức lỗ giảm dần từ 200$ tới 180 ... Khi phân tích quá trình giao dịch trong ngày, mức 200/1100 tương đương 18.18% là mức Drawdown của bạn.

Thông thường bạn được khuyên giữ mức drawdown dưới 5% nhưng mình thấy mức này khá khó để có lợi nhuận đáng mong đợi. Mình đặt nhiều mức drawdown để phục vụ việc chốt lỗ khác nhau, mỗi mức cách nhau 5%.

Lot, pip và lời/lỗ

Như đã nói, với vàng, 1 lot trong giao dịch Forex tương đương 100 ounce (oz). Người mới không nên giao dịch với size lớn trên 0.5 lot (trừ khi bạn quá nhiều tiền kiểu xài 10tr/ngày thấy vui). Với 0.5 lot và mức độ biến động giá vàng thông thường, việc bạn lỗ 250$ tới 500$ trong 1 ngày là rất bình thường. Kinh nghiệm giao dịch cho thấy khi lỗ bạn sẽ tiếp tục đặt thêm lệnh, dẫn tới khoản lỗ sẽ bị x2, x3 vượt ngoài mức kiểm soát số dư tài khoản hoặc giới hạn đòn bẩy. Bạn có thể rơi vào tình trạng tài khoản còn tiền nhưng không đủ để mua/bán thêm mà chỉ còn ngồi nhìn tài khoản lỗ từ từ về 0$.

1 pip trong giao dịch vàng tính là 1 cent trên mức giá USD/oz. Pip thường dùng để chỉ độ chênh lệch giữa 2 mức giá, vd: 3000.10 và 3000.20 cách nhau 10 pip. 3001.00 và 3000.00 cách nhau 100 pip. Bạn cũng có thể nói "1 giá", "2 giá" giữa những NĐT người Việt với ý giá vàng chênh lệch 1$ hay 2$.

Khi một lệnh có lời hay bị lỗ, người ta thường không nói mình bị lỗ chính xách bao nhiêu USD, ví dụ nếu bạn mua 0.01 lot và vàng rớt giá 1$ thì bạn lỗ 1$. Nhưng người ta sẽ nói bạn bị lỗ 100pip, hàm ý không muố cho người nghe biết lượng lot (còn gọi là size hay volume) của lệnh bị lỗ.

pip cũng được dùng để thể hiện Spread fee, sự chênh lệch giữa giá mua và bán. Vd tại thời điểm thông thường, lượng giao dịch (volume) thấp thì Exness có spread fee là 4-6pip, rất nhỏ. Nhưng tại các thời điểm "hot" trong ngày như 7h30 tối giờ VN, khung giờ từ 9pm-10pm giờ VN là lúc thị trường biến động mạnh, Exness sẽ đặt spread fee tầm 16pip thậm chí 30pip.

Làm quen với việc tính lời/lỗ bằng pip

Người mới thường tính lời/lỗ ra USD. Việc này ảnh hưởng xấu tới tâm lý giao dịch và về lâu dài làm bạn không cố gắng nâng cao kỹ năng đặt lệnh, chốt lời.

Ví dụ, bạn giao dịch mức 0.01 lot còn tôi giao dịch mức 1 lot. Khi giá thay đổi 100pip (hay 1$) thì bạn lời/lỗ 1$ còn tôi lời/lỗ 100$.

Nhiệm vụ của 1 NĐT là cải thiện kỹ năng và từ từ tăng size của các lệnh. Ở mức tối thiểu, tài khoản 500$ nên giao dịch 0.01 lot và khi tài khoản đạt 5000$ (tức x10 mà bạn không nạp thêm tiền) thì bạn có thể giao dịch ở mức 0.1 lot. Lưu ý: ngay cả mình khi giao dịch ở 0.1 lot với tài khoản 5000$ thì vẫn thấy rủi ro cao, mặc dù drawdown (mức lỗ tối đa) của mình không bao giờ quá 30% tổng tài khoản. Khi kỹ năng và kinh nghiệm của bạn tăng lên, bạn nên tăng size để thu lời nhiều hơn. Trong quá trình giữa thời điểm vào lệnh và thoát lệnh, bạn có thể duy trì một khoản lỗ tối đa nào đó trước khi có lời. Nếu bạn nhìn khoản lỗ dưới góc độ "lỗ X pip" bạn sẽ ít lo lắng hơn là "lỗ XXX đô la" bởi với mức giao dịch 0.1 hay 1 lot, con số XXX đô la có thể lên tới hàng trăm hay hàng ngày USD, nếu bạn đổi ra VND thì lại càng "chóng mặt" hơn nữa!

Trong ví dụ trên, giả sử mình và bạn cũng level về kinh nghiệm trading, việc tính toán mức lời/lỗ bằng pip thể hiện nhận định của mình với thị trường (market). Trường hợp của mình, vào khoảng 7h30 sáng mình có thể đánh một lệnh "dò thị trường" ở size 0.05 lot và không quan tâm nhiều tới mức lỗ của lệnh đó. Trong ngày mình có thể giao dịch ở size chuẩn là 0.3 lot (gấp 6 lần lệnh dò thị trường) nhưng vào khung giờ của Mỹ (bắt đầu lúc 7h tối) mình sẽ giảm size xuống 0.1 hoặc 0.15. Trong các trường hợp lỗ khá nhiều, mình có thể tăng size (tuyệt đối nghiêm cấm người mới!) lên 0.5 thậm chi 0.8 hay 1 lot để gỡ hòa vốn.

Lưu ý: người mới phải nghiêm túc giao dịch với 1 size chuẩn duy nhất, ví dụ 0.01 hoặc 0.05 để hạn chế việc không kiểm soát tiền lỗ so với số dư tài khoản.

Cho tới khi bạn đạt cả 3 yêu cầu dưới đây thì bạn không được thay đổi size:

  1. drawdown, tức khoản lỗ tối đa, không quá 30% tổng tài khoản
  2. Duy trì số lệnh giao dịch ổn định hàng ngày từ 3 tới 15 lệnh
  3. trong 30 ngày liên tục tài khoản lời tối thiểu 3-5% (vd ở ngày 1 bạn có 1000$ thì ngày 30 bạn có 1030 tới 1050$)

Chốt lời (Take Profit - TP) và cắt lỗ (Stop Loss - SL)

TP và SL là hai mức thoát lệnh (đóng lệnh) mà một công cụ trading sẽ phải cung cấp cho bạn. Một lệnh mở (position) có mức lời/lỗ biến động theo giá. Bạn sẽ đặt TP và SL ở các mức giá mong đợi và khi giá thị trường khớp với TP hay SL thì lệnh của bạn sẽ được đóng lại, số tiền lời/lỗ sẽ ghi nhận vào tài khoản.

Một lệnh Buy sẽ phải có giá TP cao hơn giá đặt lệnh và SL thấp hơn giá đặt lệnh. Ngược lại lệnh Sell có giá TP thấp hơn giá đặt lệnh và SL cao hơn giá đặt lệnh.

Mức RR - Reward vs Risk

Để quyết định đặt lệnh, NĐT sẽ thường tính toán rủi ro và lợi nhuận nếu đặt lệnh tại một mức giá nhất định. Tỉ lệ Reward (lời) so với Risk (lỗ) phải lớn hơn 1 để phản ánh kỹ năng giao dịch của bạn là tốt.

Xét một tỉ lỷ RR = 2:1 và NĐT dùng 1 size chuẩn cho tất cả các lệnh, với mức TP/SL như nhau cho tất cả các lệnh, vd: 200/100pip. Lệnh số 1 NĐT lời, tức thắng 200pip. Khi đó, số 200pip này sẽ đủ hòa vốn cho 2 lệnh tiếp theo bị lỗ, do mức lỗ tối đa mỗi lệnh là 100pip. Nếu trong 2 lệnh tiếp theo bạn có 1 lời, 1 lỗ thì tổng cộng 3 lênh bạn lời 300pip.

Đây là nguyên tắc trading đơn giản, dễ tiếp cận để quản lý rủi ro tài sản. Tuy nhiên, với NĐT có kinh nghiệm thì mình chọn 1 kỹ thuật quản lý rủi ro khác dựa trên drawdown, hedged positions và market bias như dưới đây.

Hedged positions: tạm gọi là lệnh chốt lỗ

Hedged là thuật ngữ tiếng Anh, còn cá nhân mình gọi là lệnh chốt lỗ khi nói chuyện với nhóm. Khi bạn có 1 lệnh Buy/Sell với size 1 lot nhưng bị lỗ, bạn vào tiếp 1 lệnh ngược lại Sell/Buy với size tương ứng 1 lot thì khi đó bạn sẽ có 1 cặp lệnh hedged.

Đây là 1 kỹ thuật chốt lỗ thay thế cho việc đặt Stop Loss. Mình trading theo nguyên tắc hedged thay vì đặt SL vì xét về tâm lý, hedged positions cho phép mình không bị nghi nhận khoản lỗ vào Balance. Đây là một hành động chỉ có giá trị hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư. Thực tế, giả sử bạn là một con robot vô cảm và không biết sợ hãi, thì việc đặt SL là hiệu quả hơn, bởi SL không phát sinh phí commission còn lệnh hedged (hay lệnh chốt lỗ) sẽ phát sinh thêm 1 khoản phí giao dịch.

Mình sẽ phân tích kỹ hơn về kỹ thuật trading dùng hedged position trong 1 bài khác.

Market Bias - xu hướng thị trường

Market bias hay xu hướng của thị trường thường được đánh giá theo 3 khung thời gian: trong ngày, ngắn hạn (khoảng 1 tuần) và dài hạn (khoảng 1 tháng trở lên). Đa số chúng ta sẽ giao dịch trong ngày nên khi nói "xu hướng" hay "bias" mà không gắn với khoảng thời gian như "xu hướng dài hạn" thì mặc nhiên chúng ta nói đến xu hướng trong ngày.

NĐT cần chọn và đánh giá thị trường là tăng giá hay giảm giá trong ngày, tương đương với việc nói "xu hướng tăng" hay "xu hướng giảm". Vào đầu ngày giao dịch, VN bắt đầu từ 7:00 sáng, bạn cần nghiên cứu cơ bản và kỹ thuật để đánh giá bias của cả ngày. Thường thì khi đã xác định tăng hay giảm, trong ngày bạn sẽ chỉ chọn 1 loại lệnh Buy hay Sell tương ứng.

Tuy nhiên, một NĐT có kinh nghiệm sẽ có các kỹ thuật vào lệnh và chốt lời quãng ngắn trong ngày gọi là kỹ thuật đánh pull back. Vd, trong một ngày vàng tăng, NĐT vẫn có thể vào các lệnh Sell và chốt lời, vì chúng ta đều biết rằng thị trường luôn lên xuống trong ngày. Dù chốt giá cuối ngày là tăng "so với giá đóng cửa của ngày trước" thì trong ngày vẫn có những quãng giảm giá.

Không loại trừ khả năng trong 1 ngày tăng giá, bạn đặt các lệnh Buy nhưng vẫn lỗ bởi vào lệnh Buy tại các đợt giá giảm làm bạn bị lỗ hơn mức RR cho phép. Đây cũng là lý do mình không đặt SL cho các lệnh mà dùng hedged position.

Các chỉ số phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản (fundamental analysis) dựa trên các thông tin (tin tức/news) về tình hình kinh tế của Mỹ, châu Âu, thế giới nói chung để đánh giá xu hướng của vàng.

Nếu chỉ sáp dụng phân tích cơ bản, bạn có được hướng đi nhưng không biết điểm khởi đầu (vào lệnh) và kết thúc (chốt lệnh).

Phân tích kỹ thuật là sử dụng các chỉ số (indicator), thường là các đường chỉ số được vẽ trên chart, để xác định chính xác điểm vào và thoát lệnh, tính toán các mức RR, các ngưỡng giá vàng có thể chạm tới sau đó đi tiếp hoặc đảo chiều.

Có hàng trăm đường chỉ số (indicator) và các app giao dịch như MT5, MT5, TradingView cũng hỗ trợ hàng chục indicator nổi tiếng, đáng tin cậy trong số này. Tuy nhiên, mình khuyên các bạn chỉ tập trung vào các chỉ số sau đây:

  • Boilinger Band
  • Moving Average các mức 9, 12, 50, 10 và đều chọn type Exponential (không phải Standard)
  • RSI
  • MACD

Cản cứng

Ngoài các indicator chúng ta có các đường cản cứng và cản mềm. Các đường cản cứng không thay đổi (ít thay đổi) trong ngày được đánh số R hay S từ 1 tới 3.

Các ngưỡng giá xác định bằng phân tích kỹ thuật trong ngày thường là R1,2,3 và S1,2,3 và giá pivot. R (hay resisitant - đường cản) là ngưỡng giá trên (cao hơn) giá thị trường hiện tại. S (hay Support - đường hỗ trợ) là giá dưới (thấp hơn). Trong 1 ngày các nhà phân tích tính 3 mức R và 3 mức S. Khi giá vàng đạt tới mức này, thường sẽ có những biến động mạnh (thị trường có nhiều lệnh, tổng volume lớn) trước khi giá xuyên qua hay đảo chiều.

Giá pivot, nằm giữa R1 và S1 cũng là 1 ngường quan trọng, và áp dụng nguyên tắc "thị trường đảo chiều tại cản" tương tự như các R và S.

Lưu ý: thông thường do đặc thù của thị trường vàng, trong các ngày biến động vừa và mạnh, giá sẽ xuyên thủng R1 và S1. Áp dụng kỹ thuật đánh pull back tại R1 hay S1 có rủi ro nhất định. Trong một ngày biế động cực mạnh (thường do các tin tức kinh tế lớn của Mỹ, EU) giá sẽ xuyên thủng cả 3 ngưỡng cản. Khi đó, chúng ta sẽ có một kỹ thuật khác sử dụng các mức Fibonancy để tính toán các mức giá tiếp theo.

Lưu ý: Mình từng thấy nhiều bạn ít kinh nghiệm bị "lùa gà" vào các sàn, bị sale (làm Admin các nhóm Tele, Zalo) đưa signal đặt lệnh tại các mức cản R/S123 này. Theo nguyên tắc "thị trường đến cản sẽ đổi hướng" thường đúng thì các bạn sẽ có lời! Nhưng mù quáng tin theo sale sẽ có khi trả giá rất đắt. Ngoài ra, bạn nên biết rằng các ngưỡng này sàn giao dịch tốt nào cũng hỗ trợ cung cấp mức giá, nó không phải là những con số thần thánh chỉ có anh Admin trong nhóm chat của bạn mới tính ra được đâu!

Cản mềm

Cản mềm là các mức giá thay đổi liên tục, dựa vào giá trị của đường trug bình giá (Moving Average - MA) ở khung thời gian M30 trở lên, tức M30, 1H, 4H, 1D,... Ở các khung này, giá trị MA của 9, 12, 20, 50 cây nến cuối cùng được coi như các ngưỡng cản mềm.

Về lý thuyết, ở 1 khung thời gian ta có 9, 12, 20, 50 tưc là 4 mức cản. Xét M30, 1H, 4H, 1D tổng cộng ta có 4x4 = 16 cản mềm! Tuy nhiên, do M30 chính là 1/2 của H1 nên 20 cây nến M30 = 10 cây nến H1 tức là cản MA20 của M30 rất gần với cản MA9 của 1H. Cản MA50 của H1 sẽ gần sát cản MA12 của H4 do 1 cây H4 = 4 cây H1 tức 50 cây H1 gần bằng 12 cây H4. Tương tự, khi thực hành bạn sẽ thấy không có quá nhiều cản mềm để bạn phại lo lắng!

Còn một loại cản mềm khác không được hỗ trợ bởi indicator mà NĐT phải tự vẽ tay. Đó là các cản mềm áp dụng các khái niệm Fibonancy, SMC (Smart Money Concept) hay còn gọi là price action, price channel,...

Lưu ý: Cản mềm dễ bị xuyên thủng hơn cản cứng!

Kết luận về kỹ thuật trading

Kỹ thuật trading chung mà chúng ta dễ áp dụng là sử dụng các đường cản (cứng và mềm) làm điểm vào và thoát lệnh, kết hợp với xu hướng ngày là lên/xuống để chọn lệnh Buy/Sell phù hợp.

Khi đã vào lệnh tại 1 cản, mức cản tiếp theo hướng tới sẽ là điểm TP số 1. Nếu đánh giá xu thế mạnh thì ta sẽ bỏ qua TP1 và hướng tới TP2. Khi đó, ta sẽ áp dụng thêm kỹ thuật Trailing Stop để đạt SL tại TP1 khi thấy giá đã đi qua TP1 hướng tớp TP2.

Để tính ra điểm SL, do đã có TP, bạn chỉ cần áp dụng tỉ lệ RR mong muốn để tìm SL. Đây là cách tính đơn giản nhất, nhưng không phải là hiệu quả nhất.

Do việc chọn SL quyết định thắng thua của một NĐT, cách tính SL không bao giờ là dễ dàng!

Post Comment